CÁC BÉ LỚP GHÉP 2+3 TUỔI TRUNG TÂM KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM GÓC ĐỊA PHƯƠNG

Để trẻ biết được sắc màu của các dân tộc trên địa bàn mình đang sinh sống các cô đã cùng trò chuyện và cho trẻ tham gia trải nghiệm các sản phẩm của dân tộc quê mình , từ đó trẻ sẽ hiểu biết được dân tộc mình có trang phục và đồ dùng như thế nào.

Giờ học  tại điểm trường trung tâm của lớp ghép 2+3 tuổi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bé cùng nhau tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc tại “Góc địa phương” được bố trí ở phòng thư viện. Những mô hình cái mẹt, quả còn, chiếc gùi, nong, nia, giỏ đan ..... được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Tên gọi mỗi vật dụng được thể hiện bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng dân tộc để trẻ dễ tiếp cận và nhận biết.

 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng hướng dẫn cho trẻ tự tạo ra các sản phẩm đặc trưng mang bản sắc văn hóa của dân tộc. Góc địa phương cũng là một việc đẩy mạnh thực hiện các mô hình học tập gắn với đặc thù riêng nhằm đưa trẻ đến gần với thực tiễn đời sống hơn. Hàng năm, nhà trường đều lập kế hoạch giáo dục cụ thể và phù hợp, nhà trường được bố trí góc riêng để trang trí các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ truyền  thống... Ngoài việc dạy kỹ năng, giáo viên còn hướng dẫn trẻ khám phá không gian văn hóa và trải nghiệm các đồ dùng, trang phục của dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.

 Thông qua các hoạt động ngoài trời, các tiết học trực quan tại lớp với “Góc địa phương” giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng. Khi được giới thiệu về các phong tục, tập quán hay tổ chức trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, các bé dễ dàng hơn, tích cực tìm hiểu về không gian văn hóa các dân tộc và bảo tồn bản sắc văn dân tộc của mình.

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA